Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

Khái niệm Vải Denim là gì? Chất liệu và ưu điểm nhược điểm như thế nào


Vải Denim là một loại vải tốt được đánh giá cao về độ bền bỉ, mềm mại nhất đang được ứng dụng ở khắp các quốc gia trên thế giới. Loại vải có từ thế kỷ thứ 17 ở Pháp sau đó lan rộng sang Mỹ từ đó tạo ra những bộ quần áo thời trang đến chăn ga gối đệm.



1, Vải Denim là gì? Chất liệu là gì?

Vải Denim là một loại vải tốt được dệt từ chất liệu bô cứng với những sợi đan chéo lại cùng nhau. Vải Denim truyền thống sẽ có màu xanh lam nhờ được sử dụng chất nhuộm màu chàm để tạo ra các sản phẩm quần áo thời trang đẹp. Mật độ sợi vải Denim trên chất liệu này rất cao nên cảm nhận chung mà nó mang lại sẽ là cứng. Hiện nay, nó chất liệu được sản xuất nhiều bậc nhất trên khắp thế giới.

Để tạo ra vải người ta sử dụng hình thức dệt thoi kết hợp nhiều sợi trắng và các sợi tràm trong đó các sợi chàm chạy dọc còn sợi trắng chạy ngang. Trong vải chất lượng còn được pha thêm với sợi polyester hoặc lycra để chống có rút hoặc chống nhăn cực kỳ hiệu quả.

Vải Denim nguyên thủy được nhuộm màu từ loại thuốc nhuộm của loài cây Indigofera nhưng vải Denim hiện đại thì được nhuộm đặc biệt bằng màu chàm tổng hợp. Nhuộm màu vải Denim được chia thành 2 loại là nhuộm màu chàm và nhuộm lưu huỳnh. Việc nhuộm màu chàm sẽ tạo ra sắc xanh truyền thống trong khi đó nhuộm lưu huỳnh sẽ tạo ra nhiều màu khác như hồng, đỏ, tím, màu mù tạt hoặc màu xanh lá cây.

2, Lịch sử vải Denim từ đâu?

Từ “denim” xuất phát từ vải “serge de Nimes” được sản xuất tại thành phố Nimes của Pháp từ nơi nó bắt nguồn. Nó đã được sử dụng ở Mỹ từ cuối thế kỷ 18, có màu xanh lam với thuốc nhuộm chàm để tạo ra “quần jeans” màu xanh dương, một loại quần cotton.


Denim lần đầu tiên được sử dụng cho quần áo của công nhân vì độ bền cao. Sau đó, nó trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm 1930 khi Hollywood bắt đầu làm phim cao bồi trong đó các diễn viên mặc quần jean. Với sự bắt đầu của Thế chiến thứ 2, việc sản xuất quần jean giảm nhưng thế giới gặp denim khi lính Mỹ bắt đầu mặc chúng khi họ đang nghỉ. Khi chiến tranh kết thúc, các công ty khác làm denim bắt đầu xuất hiện như Wrangler và Lee.

Những người trẻ tuổi bắt đầu mặc denim vào những năm 1950. Thời trang này cũng được lấy cảm hứng từ Hollywood với Marlon Brando với bộ phim “The Wild One” năm 1953 cũng như bộ phim “Rebel Without a Cause” của James Dean từ năm 1955.

Một số nơi công cộng như trường học và nhà hát cấm quần jean vì những gì họ tượng trưng. Denim trở nên phổ biến ở giới thời trang trong những năm 1960 và 1970 khi các nhà sản xuất bắt đầu tạo ra các kiểu quần jean khác nhau.

Quy trình sản xuất Vải 

Tất cả các loại vải Denim tốt nhất hiện nay đều được sản xuất theo quy trình sau:

Đầu tiên bông sẽ được thu hoạch bằng tay hoặc bằng máy sau đó sẽ được tách sợi ra khỏi hạt.

Tiếp đến chất xơ sẽ được đưa vào kiện kết hợp với bông tự nhiên để kéo thành sợi.

Tiếp đến các sợi sẽ được nhuộm màu sắc giống xanh denim cổ điển và dệt trong máy thoi hoặc khung dệt tạo ra vải Denim.

Bước cuối cùng là vải Denim được gửi đến những nhà sản xuất quần áo để tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất.

3, Tìm hiểu đặc tính của vải Denim

a, Ưu điểm vải Denim

  • Tính ứng dụng cao

Đây có lẽ là đặc tính nổi bật nhất của chất liệu vải Denim tự nhiên. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp sự xuất hiện dày đặc của chất liệu này trong nhiều loại trang phục khác nhau từ quần áo đến giày, túi xách.

Đặc biệt trải qua một thời gian dài kể từ khi xuất hiện nhưng cho đến nay denim vẫn chiếm được cảm tình đặc biệt và không có dấu hiệu giảm độ hot trong suốt quá trình sử dụng.
  • Độ bền cao

Vì quá trình dệt vải Denim có sự kết hợp giữa sợi ngang và sợi dọc chính vì thế mà chất liệu vải Denim có độ bền cực kỳ cao. Sự dày dặn của chất liệu này giúp các sản phẩm làm từ vải Denim luôn bền bỉ theo thời gian và có khả năng chống mài mòn cực tốt.
  • Sự cá tính và phong cách

Denim chính là chất liệu vải chính tạo nên sự cá tính và phong cách cho các sản phẩm may mặc mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Quần áo Bằng vải Denim mang đến cho bạn phong cách ấn tượng và thoải mái nhất.

b, Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời thì vải Denim vẫn tồn tại một số nhược điểm như:

Khả năng co giãn kém nên không phù hợp để may các trang phục như đồ thể thao hay cho các hoạt động thể chất.

Bên cạnh đó vải Denim cũng lâu khô nên thường tốn khá nhiều thời gian trong khâu giặt giũ và làm sạch.

4, Ứng dụng vải Denim

Hiện nay vải Denim được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực thời trang. Bên cạnh đó loại vải này còn được ứng dụng trong nhiều lình vực khác như phụ kiện, sản xuất ô tô. Trong đó:

a, Ở lĩnh vực may mặc

Vải Denim được ứng dụng để may quần jeans, áo khoác, các loại áo sơ mi, quần sooc, quần áo bộ, giày thể thao, quần yếm, váy,đầm,….

Trong sản xuất phụ kiện thì vải Denim được dùng để tạo ra các loại thắt lưng, túi xách hoặc các loại túi,…

Phân loại Vải Denim trên quần áo

Căn cứ theo màu sợi dệt, người dân đã chia vải Denim làm 2 loại:

Vải truyền thống: Đây là loại vải được dệt từ sợi cotton với 2 loại sợi màu trắng và màu xanh. Vải dệt xong có màu xanh nước biển.

Vải cải tiến: Là loại vải có thể được dệt từ cotton hoặc chất liệu khác, vẫn dệt bằng 2 loại sơi nhưng nó có thể là màu trắng – đen, trắng – hồng hay thậm chí là trắng – trắng. 

Căn cứ theo kỹ thuật nhuộm màu vải, chia làm 3 loại: Dry denim, Raw denim và Selvedge denim.

Dry denim: Là vải được nhuộm màu xanh đậm, không wash màu và do đó, vải thường bị phai khi giặt. Vì thế mà rất nhiều người không thích giặt những chiếc quần làm bằng chất liệu này vì sợ bạc màu và mất dáng quần/áo.

Raw denim: Là loại vải không qua bước giặt sau khi nhuộm. Và điều này đồng nghĩa với việc lớp màu nhộm được giữ nguyên, người mặc sẽ tha hồ biến tấu nó thành thứ mình mong muốn. Thêm một lưu ý nữa là trang phục làm từ loại vải này thường khá nặng, đến mức có thể đứng được mà không cần các giá đỡ.

Selvedge denim: Cách gọi khác là vải denim được may biên. Thông thường, những phần biên của vải Denim có một phần sọc trắng không bị dính màu nhuộm, và phần vải này được đặt dọc theo đường may của thân quần/áo.

b, Ở lĩnh vực nội thất

Trong sản xuất các đồ nội thất thì vải Denim được sử dụng để sản xuất các vật dụng như chụp đèn, bọc ghế sofa hay các loại ghế túi đậu,…

c, Ứng dụng khác

Hiện nay vải Denim được sử dụng trong chăn ga gối đệm

Bên cạnh đó chất liệu này còn được sử dụng trong lĩnh vực nghệ thuật.

5, Vệ Sinh và Bảo Quản

Đầu tiên bạn cầm làm sạch loại vải này bằng cách giặt tay bằng cách làm ướt toàn bộ vải sau đó dùng chất tẩy rửa dịu nhẹ làm sạch quần áo và loại bỏ các loại vết bẩn khác nhau sau đó giặt lại bằng nước sạch và treo khô.

Nên phơi quần áo denim tại khu vực thoáng gió, tránh ánh nắng trực tiếp để quần áo không bị phai màu loang lổ trong suốt quá trình sử dụng.

Nếu bảo quản nên chọn khu vực thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm thấp.
Previous Post
Next Post

post written by:

1 nhận xét:

  1. Khá là chi tiết. Bạn có thể xem thêm thông tin về vải Denim chi tiết hơn ở đây nhé

    Trả lờiXóa